Tin Tức
Thứ 6, Ngày 02/08/2024, 09:00
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 5185/KH-BGTVT ngày 22/5/2023 của Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/08/2024

​      Thực hiện Kế hoạch số 5185/KH-BGTVT ngày 22/5/2023 của Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Sở Giao thông vận tải ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

       I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

       1. Mục đích

      - Tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 5185/KH-BGTVT ngày 22/5/2023 của Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

      - Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, nhất là dịch vụ logistics, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các hành lang vận tải, hành lang kinh tế của vùng để phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phối hợp cùng các địa phương có liên quan đầu tư xây dựng các dự án giao thông kết nối vùng và khu vực theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

    - Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư trung tâm logistics, cảng cạn, cảng thủy nội địa, cao tốc, … và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hoá phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo tiện nghi, an toàn và bảo vệ môi trường; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, có tính cạnh tranh cao và thúc đẩy vận tải phát triển lành mạnh.

    - Phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải, tăng cường kết nối các phương thức vận tải, nhất là vận tải đường thủy nội địa và đường bộ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải, nâng khả năng tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành Giao thông vận tải.

    2. Yêu cầu

    - Triển khai và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.

    - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải, đảm bảo trật tự, kỷ cương; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng nhằm thúc đẩy vận tải phát triển.

    - Chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ trong triển khai thực hiện, đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả.

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải thực hiện đúng các quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải; chủ động nghiên cứu thị trường để đầu tư đổi mới, nâng cấp phương tiện. Phát triển hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

    - Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh vận tải.

   - Thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Giao thông vận tải, nhất là về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

    1. Về công tác triển khai và tham mưu văn bản

   - Tổ chức triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các đơn vị vận tải và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

    - Thường xuyên rà soát, phát hiện những bất cập, khó khăn, kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật có liên quan. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các chính sách để áp dụng thực hiện trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.

    - Ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai theo thẩm quyền để tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bảo đảm theo quy định.

   - Chủ động phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố rà soát, đề xuất Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, bổ sung Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

    2. Phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

    - Ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức trên các hành lang vận tải trong nội địa, liên vùng và đặc biệt là hành lang vận tải từ Bình Dương kết nối đến các địa phương như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu (là cửa ngõ ra biển của khu vực Đông Nam Bộ) nhằm tăng cường kết nối các phương thức vận tải đề xuất nhập khẩu hàng hoá nội địa, trung chuyển quốc tế tại Ga Sóng Thần, đồng thời tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí logistics đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    - Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt và các cảng được điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch hệ thống cảng làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp cung cấp các dịch vụ logistics.

   - Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý, chất lượng cao.

    - Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại các cảng đầu mối vận tải. Đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

    - Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận tải, logistics để tạo điều kiện kết nối giữa đơn vị vận tải và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai thác.  Khuyến khích đầu tư phương tiện chở công-ten-nơ trên đường thủy nội địa; nâng cao năng lực xếp dỡ công-ten-nơ tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm sản xuất nông sản của tỉnh.

   3. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  - Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải: Công tác quản lý nhà nước, quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.

   - Ứng dụng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý vận tải đường bộ (tình hình giao thông tại các tuyến đường, thông tin các tuyến buýt, tuyến cố định, các đơn vị taxi, hợp đồng công nghệ...) trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, khai thác bến xe khách, thông tin các tuyến xe buýt, tuyến cố định, các đơn vị taxi, hệ thống giao thông thông minh... trên địa bàn tỉnh, cung cấp thông tin qua website và phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động.

    - Khuyến khích các đơn vị vận tải tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng phần mềm ứng dụng trong hoạt động kinh doanh vận tải và công tác quản lý phương tiện, quản lý lái xe, lưu trữ hồ sơ, niêm yết thông tin trên phương tiện, tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh của hành khách.

    - Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh vận tải triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, vé điện tử của các loại hình kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá bằng xe ô tô.

    4. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của hiệp hội vận tải

    - Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu; tăng cường công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng tạo động lực thu hút doanh nghiệp vận tải.

   - Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải để cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics liên hoàn, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường.

    - Khuyến khích doanh nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ để quản lý giám sát phương tiện và tích cực tham gia sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ nhằm tối ưu hóa tuyến đường vận tải, giảm thiểu tình trạng xe chạy rỗng, tiết kiệm chi phí.

    - Tăng cường quản lý đối với phương tiện vận tải đăng ký vận tải hàng hóa nội bộ nhưng lại tham gia kinh doanh vận tải dẫn đến mất cân bằng cung cầu về phương tiện vận tải, gây cạnh tranh thiếu lành mạnh, đầu tư lãng phí.

    - Khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị bốc xếp tại các cảng thủy nội địa, đặc biệt là bốc xếp container, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khai thác.

   - Đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hiệp hội vận tải. Hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thúc đẩy các hoạt động liên kết doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tối đa nguồn lực, kinh nghiệm quản lý, công nghệ dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, tăng cường liên kết phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội địa và quốc tế. Đồng thời, hiệp hội cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực, phương thức hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các thành viên; tham gia triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.

    5. Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý và kinh doanh vận tải

     - Chú trọng phát triển nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là các chương trình nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách điều hành vận tải trong đơn vị kinh doanh vận tải.

    - Phối hợp tổ chức, giám sát các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe kinh doanh vận tải hành khách để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.

    6. Công tác thanh tra, kiểm tra

    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm khác có liên quan về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Kiên quyết xử lý các phương tiện không đảm bảo các điều kiện về đăng ký, đăng kiểm để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

   - Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu tình trạng chở quá tải; xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe ô tô, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải.... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn.

      - Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải, người dân; đối thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những trường hợp thực hiện không nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     - Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai, thực hiện các giải pháp chủ yếu trong Kế hoạch này và tham mưu Ban Giám đốc Sở triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 5185/KH-BGTVT ngày 22/5/2023 của Bộ Giao thông vận tải về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

     - Các đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch này và các văn bản chỉ đạo có liên quan; định kỳ hàng quý báo cáo kết quả thực hiện về Sở GTVT Bình Dương chậm nhất vào ngày 05 của tháng đầu quý sau (qua Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái).

    - Phòng Quản lý Vận tải, Phương tiện và Người lái theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện và là đầu mối tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch.

     Trên đây là Kế hoạch phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Sở GTVT Bình Dương. Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở GTVT Bình Dương (qua Phòng Quản lý vận tải, Phương tiện và người lái) để hướng dẫn hoặc điều chỉnh, bổ sung./.​

Tải về 3148-010824.signed.pdf

Lượt người xem:  Views:   157
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật (Click)

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin nổi bật

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Tin Tức